NT TECHNOLOGY., JSC

Novel Thinking, New Technologies, Next Trends

Công nghệ TETRA (Motorola)

Cách đây 10 năm, Motorola đã kí kết hợp đồng thương mại đầu tiên trên thế giới để triển khai hệ thống bộ đàm kỹ thuật số mặt đất (TETRA), chuẩn cho giải pháp bộ đàm chuyên nghiệp (PMR). Kể từ hợp đồng đầu tiên vào năm 1996 được ký với sân bay Gardermoen ở Oslo, Na Uy, công nghệ TETRA của Motorola đã được triển khai trên toàn thế giới, đáp ứng các nhu cầu của khách hàng là những cơ quan, tổ chức phải thực hiện các nhiệm vụ trọng yếu.
 
Tại Việt Nam, chi nhánh Bộ Công An tại thành phố Hồ Chí Minh là một trong số những cơ quan đầu tiên sử dụng công nghệ TETRA.

Công nghệ TETRA cho phép truy cập thông tin để phục vụ công việc một cách nhanh chóng, an toàn và chính xác, giảm thời gian chờ và mang đến các cán bộ an ninh sự tiện lợi và linh hoạt để làm việc hiệu quả hơn trong phạm vi tác nghiệp của mình, cho dù đó là việc quản lý những sự kiện lớn hay các công việc kiểm tra thường ngày. Thông tin chính xác cũng đồng nghĩa với khả năng phản hồi sớm hơn.

Chẳng hạn, việc kiểm tra một biển số xe bị tình nghi tại hiện trường, trước khi yêu cầu dừng xe để kiểm tra, sẽ giúp cảnh sát biết chiếc xe đó có phải là xe bị ăn cắp hay không. Các nhân viên cứu hỏa có thể truy cập thông tin trong cơ sở dữ liệu nguồn trên đường tới hiện trường để để khẳng định chắc chắn xem nơi bị báo cáo cháy có chứa những vật liệu nguy hiểm, đễ cháy nổ hay không. Các hộ lý có thể trao đổi trước với bệnh viện thông tin về vụ tai nạn trước khi bệnh nhân được đưa tới bệnh viện.

Các công ty tư nhân cũng đang chuyển sang áp dụng TETRA để nâng cao khả năng liên lạc trong doanh nghiệp. Cụ thể, ở hai lĩnh vực kinh doanh lớn là giao thông và cơ sở hạ tầng (điện, nước, điện thoại) cũng đang nhanh chóng thấy được tiện ích của việc áp dụng công nghệ TETRA. Ngành đường sắt và hàng hải cũng ngày càng tăng cường việc áp dụng công nghệ TETRA để duy trì khả năng liên lạc liên tục với đội ngũ nhân viên. Hệ thống đường sắt cao tốc của Đài Loan là một trong những khách hàng đầu tiên tại châu Á của mạng TETRA.

Trong khi đó các nhà cung cấp xăng, dầu và nước đang sử dụng bộ đàm chuyên nghiệp để phục vụ cho những mục đích đa dạng như kiểm soát mực nước từ xa, quản lý an ninh nhân sự và liên lạc với phi công trên máy bay trực thăng. Các ngành khác bao gồm bán buôn, bán lẻ, xây dựng và sản xuất cũng xúc tiến sử dụng bộ đàm TETRA

Cũng trong dịp kỷ niệm này, Motorola đã giới thiệu những cải tiến mới được áp dụng nhằm cải thiện tính năng sẽ được khai thác để đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong các dải băng tần UHF 800MHz và 350MHz với hai sản phẩm chủ đạo là hệ thống TETRA xách tay và thiết bị đầu cuối.

Motorola cũng tiết lộ sẽ tung ra một loại phần mềm mới với những tính năng ưu việt hơn cho hai sản phẩm hàng đầu là bộ đàm di động TETRA (TErrestrial Trunked RAdio) và bộ đàm di động - MTM800 và MTP850. Với những cải tiến mới này, hai loại máy bộ đàm di động này có thể thu được băng tần UHF với các dải tần số 380MHz đến 430MHz; 800MHz (từ 806MHz đến 870MHz) và 350MHz.

MTP850 and MTM800 là bộ đàm di động và thiết bị di động đầu cuối TETRA thế hệ thứ ba của Motorola đã đưa ra một hệ thống âm thanh và dữ liệu toàn diện, quá trình mật mã hóa và hỗ trợ đa ngôn ngữ bằng tiếng Anh, Hàn Quốc, tiếng Hán phồn thể và tiếng Hán giản thể. Không chỉ có vậy, hai loại máy bộ đàm di động này có thể thu được băng tần UHF với các dải tần số 380MHz đến 430MHz; 800MHz (từ 806MHz đến 870MHz) và 350MHz.

Được biết, những cải tiến phần mềm mới đã mang lại nhiều tính năng mới được cải thiện nhằm tối đa hiệu quả liên lạc và giảm thiểu sự lãng phí thời gian để mang lại tính linh động cao hơn. Hai loại bộ đàm này hiện nay đã được lập trình để chuyển đổi tự do từ chế độ hoạt động độc lập (DMO) sang chế độ hoạt động trong hệ thống (TMO) - đây là khả năng nhận cuộc gọi từ những nhóm đàm thoại khác nhau và một tính năng quan trọng là trả lời trong trường hợp khẩn cấp và tính năng liên lạc xuyên quốc gia.
Theo Việt Báo
Comments
No comment yet! Load more